QUYỀN SỞ HỮU TÀI SẢN
Quyền sở hữu tài sản là một chế định vô cùng phức tạp và đa dạng trong hệ thống pháp luật dân sự Việt Nam. Cùng với sự phát triển của xã hội thì các tranh chấp quyền sở hữu ngày càng phổ biển. Việc giải quyết thỏa đáng các tranh chấp này giúp cho các bên giải quyết những mâu thuẫn, góp phần ổn định xã hội. Theo đó, Quyền sở hữu tài sản là một khái niệm cơ bản có thể được hiểu đơn giản là cách thức chiếm hữu, sử dụng, hay định đoạt tài sản trong một chế độ sở hữu:
1. Quyền chiếm hữu được hiểu một cách thông thường nhất là sự nắm giữ, chi phối, quản lý một hoặc nhiều tài sản. Quyền chiếm hữu bao gồm hai loại:
- Chiếm hữu có căn cứ pháp luật bao gồm các căn cứ: Chủ sở hữu chiếm hữu tài sản; Chủ sở hữu uỷ quyền quản lý tài sản trong phạm vi uỷ quyền; Được chuyển giao quyền chiếm hữu thông qua các giao dịch dân sự phù hợp với ý chí của chủ sở hữu (người đang chiếm hữu hợp pháp chỉ được sử dụng hoặc chuyển giao quyền chiếm hữu tài sản cho người khác nếu được chủ sở hữu đồng ý); Người phát hiện và giữ tài sản vô chủ, tài sản không xác định được chủ sở hữu; tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, bị chìm đắm phù hợp với các điều kiện do pháp luật qui định; Người phát hiện và giữ gia súc, gia cầm, vật nuôi dưới nước bị thất lạc phù hợp với các điều kiện do pháp luật quy định và các trường hợp khác do pháp luật quy định.
- Chiếm hữu không có căn cứ pháp luật: là sự chiếm hữu không dựa trên bất ỳ một căn cứ nào luật quy định. Trong chiếm hữu không có căn cứ pháp luật lại bao gồm:
+ Chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình là hợp người chiến hữu không biết và không thể biết mình chiếm hữu không dựa trên cơ sở pháp luật.
+ Chiếm hữu không có căn cứ pháp luật không ngay tình đó là trường hợp người chiếm hữu biết hoặc pháp luật buộc phải biết là mình chiếm hữu không dựa trên cơ sở pháp luật.
2. Quyền sử dụng là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức tài sản. Quyền sử dụng có thể hiểu một cách đơn giản là việc khai thác và hưởng lợi ích từ tài sản được khai thác. Cũng như quyền chiếm hữu, quyền sử dụng không chỉ thuộc về chủ sở hữu tài sản mà còn thuộc về những người không phải chủ sở hữu nhưng được chủ sở hữu giao quyền hoặc theo qui định của pháp luật.
3. Quyền định đoạt tài sản là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản hoặc từ bỏ quyền sở hữu đó. Quyển định đoạt thực chất là việc định đoạt số phận “thực tế” hoặc “pháp lý” của một tài sản. Định đoạt “thực tế” là bằng hành vi của mình làm cho tài sản không còn như phá hủy, sử dụng…. Còn định đoạt pháp lý được hiểu la việc chuyển quyền sở hữu sang cho chủ thể khác như: tặng cho, mua bán…Quyền định đoạt không có nghĩa tuyệt đối, trong những trường hợp nhất định mà pháp luật ràng buộc chủ thể có quyền định đoạt phải tuân theo những quy định để tránh vi phạm Hiến pháp và pháp luật.
Với 3 quyền năng cơ bản được pháp luật dân sự quy định thì có thể thấy rằng: chủ sở hữu có toàn quyền đối với tài sản thuộc sở hữu của mình.
Nội dung công việc Luật Thịnh Vượng tranh tụng các vụ án tranh chấp về quyền sở hữu tài sản
1. Giai đoạn tiền tố tụng
- Xác định quan hệ phát sinh tranh chấp;
- Xác định đối tượng, phạm vi khởi kiện;
- Xác định thẩm quyền giải quyết của Tòa án;
- Xác định chủ thể liên quan vụ việc;
- Thu thập chứng cứ, xác định căn cứ thủ tục tố tụng;
- Tổ chức hoà giải, thương lượng giữa các bên;
- Lập phương án khả thi giải quyết vụ việc của thân chủ
- Soạn thảo, hoàn thiện Hồ sơ khởi kiện;
- Nộp Hồ sơ khởi kiện;
2. Giai đoạn xét xử Sơ thẩm, phúc thẩm
- Cung cấp chứng cứ và hoàn thiện Hồ sơ vụ án;
- Soạn thảo đơn, Văn bản cần thiết liên quan tới nội dung tranh chấp;
- Thương lượng, hoà giải trước và trong giai đoạn tố tụng;
- Soạn thảo, gửi Văn bản ý kiến bào chữa, bảo vệ thân chủ;
- Tranh tụng bảo vệ quyền lợi của thân chủ tại phiên Tòa sơ thẩm, phúc thẩm;
- Xác định căn cứ khiếu nại, kháng cáo đối với Bản án sơ thẩm, Quyết định của cơ quan có thẩm quyền;
- Soạn thảo Đơn khiếu nại, Đơn kháng cáo;
- Chuẩn bị Hồ sơ và các tài liệu cần thiết cho các giai đoạn Phúc thẩm, Giám đốc thẩm.
- Nộp đơn yêu cầu thi hành án, hoãn thi hành án …
3. Tư vấn giai đoạn thi hành án dân sự
- Tư vấn quy trình thực hiện thi hành án;
- Tư vấn xác minh điều kiện thi hành án;
- Tư vấn phong tỏa tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ;
- Tư vấn tạm giữ tài sản, giấy tờ của đương sự;
Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi.
CÔNG TY LUẬT THỊNH VƯỢNG – PROLAW FIRM
Địa chỉ 1: Villa 80/29 Ba Vân, Phường 14, Quận Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh.
Địa chỉ 2: 35/1 Vũ Huy Tấn, Phường 3, Quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh.
Điện thoại: 028 3510 0313
Hotline luật sư: 0908 22 50 66
Email: luatsuquangvu@gmail.com
Website: www.prolaw.com.vn hoặc www.luatthinhvuong.com